Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể lọc sinh học nhỏ giọt
Nước thải sinh hoạt không được xử lý hoặc xử lý không triệt để là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm môi trường. Đây là thực trạng đã và đang diễn ra trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ nguồn nước nói riêng của các địa phương và đô thị ở Việt Nam. Theo thống kê, chỉ khoảng 10% (700.000 m3 /ngày) nước thải đô thị (NTĐT) ở Việt Nam được xử lý trong các nhà máy tập trung.
Đối mặt với tình trạng đó, nhiều công nghệ xử lý nước thải hiếu khí và kị khí đã được áp dụng như hồ sinh học ổn định; mương ôxy hóa; sinh học từng mẻ (sequence batch reactors – SBR); kị khí dòng chảy ngược (up flow anaerobic sludge blanket – UASB). Tuy nhiên, những công nghệ này có hạn chế là chi phí cao, xây dựng và vận hành phức tạp, nhạy cảm với nhiệt độ và dư thừa bùn.
Bể lọc sinh học nhỏ giọt (Biological Trickling Filter – TF) là một phương pháp xử nước thải trong điều kiện hiếu khí, có thể xử lý nhanh nước thải và cho ra sản phẩm xử lý nhanh hơn so với các phương pháp hiếu khí khác. Quá trình xử lý diễn ra khi cho nước thải tưới lên bề mặt của bể và thấm qua lớp vật liệu lọc. Ở bề mặt của hạt vật liệu lọc và ở các khe hở giữa chúng, các cặn bẩn được giữ lại và tạo thành màng – gọi là màng vi sinh. Lượng ôxy cần thiết sẽ thâm nhập vào bể, cùng với nước thải khi tưới, hoặc qua khe hở thành bể, sẽ ôxi hóa các chất bẩn hữu cơ. Vi sinh vật hấp thụ chất hữu cơ và nhờ có ôxi mà quá trình ôxi hóa xẩy ra.
Các quá trình xử lý hiếu khí thể bám (lọc sinh học hiếu khí) với mật độ vi sinh vật hữu ích cao có thể là giải pháp thay thế. Hệ thống lọc sinh học hiếu khí có khả năng xử lý ở các tải lượng chất hữu cơ cao. Ngoài ra, thời gian lưu bùn dài còn tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và hoạt động của các vi khuẩn nitrat hóa
Không có nhận xét nào