Hướng dẫn lắp đặt đĩa thổi khí
Đĩa thổi khí còn có tên gọi khác là đĩa phân phối khí hay đĩa khuếch tán khí,… vẫn còn là sản phẩm xa lạ đối với rất nhiều người. Vậy đĩa thổi khí là gì? Chúng có tác dụng gì, được ứng dụng trong lĩnh vực nào và phân loại chúng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Đĩa phân phối khí là một thiết bị dùng màng EPDM với hàng trăm hàng ngàn lỗ nhỏ li ti. Trên thực tế, đĩa phân phối khí thường được dùng kèm đối với máy thổi khí trong bể hiếu khí của hệ thống xử lý nước thải. Trong hệ thống này, đĩa phân phối khí sẽ có tác dụng phân tán oxy vào bên trong nước. Ngoài ứng dụng trong bể hiếu khí, đối với các mô hình xử lý nước thải khác nhau thì đĩa phân phối khí cũng có thể được sử dụng ở một số vị trí khác như bể điều hòa,… Hoặc trong lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản, đĩa phân phối khí cũng được sử dụng rất nhiều.
Có khá nhiều cách phân loại đĩa thổi khí nhưng thông dụng nhất là chia làm hai loại đĩa phân phối khí tinh và đĩa phân phối khí thô. Tiêu chuẩn để phân chia hai loại này là số lượng lỗ khí và kích thước lỗ trên bề mặt của đĩa thổi khí. Đối với loại thô thì số lượng lỗ ít, kích thước của lỗ khí tương đối lớn còn với đĩa phân phối khí tinh sẽ ngược lại.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất đĩa phân phối khí. Các hãng thông dụng nhất có thể kể đến như Heywel, Longtech, EDI, SSI với nhiều nguồn gốc từ Đài Loan, Mỹ, … Số lượng lỗ khí trên đĩa phân phối khí tinh của các hãng đều có sự chênh lệch nhất định. Trong đó SSI là hãng có loại đĩa phân phối khí tinh có nhiều lỗ khí nhất hiện nay và lên tơi 6600 lỗ khí.
Hệ thống đĩa phân phối khí là một hệ thống sử dụng những đầu tán khí riêng biệt được gắn trực tiếp trên hệ thống ống phân phối khí. Hệ thống ống này cung cấp một lượng khí đồng nhất trên hệ thống, nhất là trên những ống nhánh sẽ có các van độc lập, được lắp đặt sao cho nó có thể điều khiển được sự phân phối khí trên hệ thống.
Lưu lượng dòng khí được cung cấp có thể được điều chỉnh để duy trì tỷ lệ oxi hòa tan mong muốn. Khi điều chỉnh lưu lượng dòng khí, hệ thống tán khí phải hoạt động đảm bảo trong dải lưu lượng hoạt động của đĩa. Nếu tỷ lệ khí được cung cấp cao, sẽ dẫn đến áp suất khuyếch tán qua đĩa cao làm giảm hiệu suất oxi hòa tan hoặc tỷ lệ khí quá lớn, vượt mức giới hạn của đĩa, sẽ làm rách màng đĩa. Ngược lại, nếu tỷ lệ khí được cung cấp thấp, sẽ là giảm sự phân phối khí qua đĩa.
Hệ thống sục khí được thiết kế để cung cấp lượng khí đồng nhất cho toàn bể. Nồng độ oxi hòa tan hiệu quả phải được đảm bảo trong suốt quá trình vận hành. Thông thường, độ oxi hòa tan sẽ được đo ở đầu vào, điểm giữa và đầu ra của bể để xác định biểu đồ nồng độ oxi trong hệ thống.
Trong trường hợp, một hệ thống xử lí nước thải có nhiều bể hiếu khí, có độ cao khác nhau, mà chỉ có 1 máy thổi khí, thì những van độc lập sẽ được dùng để điều chỉnh để duy trì đầy đủ lượng khí phân phối. Thông thường sẽ có những van hồi lưu để sử dụng trong lúc mực nước giảm.
***Chú ý: Cần phải kiểm tra, xem xét kỹ lượng dải lưu lượng hoạt động của đĩa trước khi điều chỉnh van, tránh việc làm hỏng đĩa.
Máy thổi khí hoạt động như thế nào?
Hệ thống tán khí thường sử dụng hệ thống thổi khí ly tâm hoặc di động gồm: 01 hay nhiều máy thổi khí và hệ thống ống. Toàn hệ thống máy thổi khí và các hệ thống kèm theo phải được vận hành thường xuyên để duy trì điều kiện thích hợp cho bể.
Chúng ta nên vận hành tuần tự thay thế các máy thổi hàng tuần, không nên sử dụng đồng thời các máy thổi trong một thời gian dài và việc vận hành như thế có thể khiến lưu lượng khí qua đĩa vượt ngưỡng cho phép. Các máy thổi khí phải được bảo dưỡng thường xuyên.
+ Nếu xảy ra trường hợp bị gián đoạn trong việc cung cấp khí như mất điện, thì cần phải khởi động lại sớm nhất có thể. Có thể súc rửa nếu cần thiết. Nếu lượng khí cung cấp tăng lên trong một thời gian dài phải kiểm tra lại việc cài đặt giảm áp.
+ Nếu để bể không trong một thời gian dài, phải xả nước trong bể ra và làm sạch. Lưu ý, phải duy trì một lượng nhỏ khí cấp vào hệ thống trong suốt quá trình xả thải. Để bảo vệ hệ thống sục khí phải đổ nước ngập hoàn toàn hệ thống, nhất là khi thời tiết nóng hoặc quá lạnh.
Đĩa thổi khí hoạt động như thế nào?
Đầu tán khí rất ít phải bảo dưỡng, sửa chữa. Chúng ta nên để dòng khí cấp vào đĩa được duy trì suốt thời gian nhằm đảm bảo cho hiệu quả tối ưu. Nếu liên tục duy trì lưu lượng khí cao và lớn hơn dải lưu lượng cho phép sẽ có thể làm rách màng đĩa.
Trong trường hợp, đĩa phải vận hành với lượng khí ở mức tối đa cho phép, phải chú ý cảnh báo khi điều chỉnh những van tiết lưu trong ống. Quy trình này có thể làm lưu lượng khí trong một số khu vực trong bể tăng quá mức cho phép.
Những sự cố nào thường xảy ra trong hệ thống đĩa thổi khí?
Hệ thống đĩa phân phối khí rất ít khi phải bảo trì, sửa chữa trong thời gian dài hoạt động. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên kiểm tra định kỳ hệ thống để đảm bảo hệ thống được vận hành tối ưu.
Sau đây là những dấu hiệu có thể thấy được khi hệ thống hoạt đông bất thường:
Hiện tượng | Nguyên nhân | Biện pháp khắc phục |
1. Xuất hiện khối lượng khí lớn trong một khu vực | Có thể là do sự rò rỉ khí trên đường ống hoặc vỏ đĩa bị hỏng | Tiến hành xả nước bể để tới khu vực bị xì khí, vẫn duy trì dòng khí cấp tới để kiểm tra mối nối chỗ rò rỉ. Kiểm tra màng đĩa tại khu vực, nếu bị hư phải thay ngay. |
2. Máy thổi khí hoạt động chậm hoặc có sự tăng áp | Có thể là do đĩa bị tắc nghẽn, thể tích khi ra bị giảm hoặc tắc nghẽn trong hệ thống | Kiểm tra sự tác nghẽn bên ngoài đĩa, kiểm tra lại các điểm hoạt động và tốc độ vòng quay của máy thổi khí, kiểm tra lại các van trên ống. |
3. Lượng oxi hòa tan không đồng nhất | Do sự rò rỉ trên hệ thống hoặc tăng lưu lượng cho hệ thống, thể tích khí ra bị giảm, khí trong hệ thống phân phối không hợp lí. | Xác định lại lưu lượng cấp đến hệ thống, kiểm tra sự vận hành máy thổi khí. |
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp anh chị hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của một hệ thống đĩa thổi khí.
Không có nhận xét nào