Xử lý nước nhiễm phèn bằng phèn PAC tại Miền Tây
1. Nước nhiễm phèn là gì?
Hiện nay hầu hết nguồn nước đều dễ bị nhiễm phèn, bởi lượng sắt có trong nước quá cao, cùng với đó là quá trình đô thị hóa kéo theo những hệ lụy về ô nhiễm nước ngầm, nước sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng.
Trong nước thiên nhiên, kể cả nước mặt và nước ngầm đều có chứa sắt. Hàm lượng sắt và dạng tồn tại của chúng tùy thuộc vào từng loại nguồn nước, điều kiện môi trường.
Trong nước mặt, sắt tồn tại ở dạng hợp chất Fe3+, dạng keo hay huyền phù. Hàm lượng này thường không lớn và sẽ được khử trong quá trình làm trong nước.
Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại ở dạng ion sắt hóa trị 2 trong thành phần của các muối hòa tan như bicacbonat, sunfat, clorua..Hàm lượng sắt này thường cao và phân bố không đồng đều trong các lớp trầm tích dưới sâu.
Khi trong nước có hàm lượng sắt cao, nước có mùi tanh và có nhiều cặn bẩn màu vàng, làm giảm chất lượng nước ăn uống sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy, khi trong nước có hàm lượng sắt lớn hơn giới hạn cho phép thì phải tiến hành khử sắt.
2. Cách xử lý nước phèn?
Có nhiều phương pháp xử lý nước nhiễm phèn truyền thống như: phương pháp xử lý nước phèn bằng vôi, xử lý nước bằng phèn chua, xử lý nước phèn bằng hệ thống bể lọc,... tuy nhiên, những cách xử lý nước phèn này cho hiệu quả thấp và phức tạp. Xử lý nước nhiễm phèn bằng phương pháp keo tụ PAC là giải pháp tối ưu cho hiệu quả cao và vô cùng nhanh chóng.
3. Ưu điểm của phương pháp xử lý với PAC:
• Độ ổn định pH cao, dễ điều chỉnh pH khi xử lý, vì vậy tiết kiệm được hóa chất dùng để tăng độ kiềm và các thiết bị đi kèm như bơm định lượng và thùng hóa chất so với sử dụng phèn nhôm.
• Giảm thể tích bùn khi xử lý.
• Tăng độ trong của nước, kéo dài chu kỳ lọc, tăng chất lượng nước sau lọc.
• Liều lượng sử dụng thấp, bông cặn to, dễ lắng.
• Ít ăn mòn thiết bị.
• PAC hoạt động tốt nhất ở pH=(6.5 -> 8.5). Do đó, ở pH này các ion kim loại nặng đều bị kết tủa và chìm xuống đáy hoặc bám vào các hạt keo tạo thành.
4. Hướng dẫn xử lý nước nhiễm phèn bằng PAC:
Pha chế PAC thành dung dịch 5%-10% trước khi sử dụng. Điều chỉnh pH của nguồn nước cần xử lý bằng xút hoặc acid. Phối trộn với hóa chất khác với liều lượng tùy thuộc vào hàm lượng cặn lơ lửng và tính chất của mỗi loại nước cần xử lý.
Không có nhận xét nào