Xử lý nước thải trạm y tế
Trạm y tế phát sinh nước thải từ 02 hoạt động chính:
+ Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ các hoạt động tắm giặt, tẩy rữa của người nhà bệnh nhân và nhân viên bệnh viện, phát sinh từ các hoạt động của các bếp ăn, căn tin.
+ Nước thải y tế: dịch, máu, mủ khám chữa bệnh, vệ sinh dụng cụ y khoa,..
***** Thành phần, tính chất đặc trưng của nước thải các trạm y tế:
+ Các chất rắn trong nước thải: Tổng chất rắn (TS) , tổng chất rắn lơ lững (TSS), tổng chất rắn hòa tan (TDS), ngòai ra còn chứa các hạt dạng keo, khó lắng.
+ Các chỉ tiêu hữu cơ: Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD).
+ Các chất dinh dưỡng: Nitơ ( tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ, amoni, và các hợp chất dạng oxy hóa nitrit và nitrat), photpho ( tồn tại dưới dạng orthophotphat, polyphotphat và photphat hữu cơ) gây phú nhưỡng nguồn nước.
+ Chất khử trùng và chất độc hại: Chất khử trùng chủ yếu là các hợp chất Clo ( Cloramin B, Clorua vôi. Các chất độc hại như chì (Pb), thủy ngân (Hg), Cadimi (Cd)...
+ Các vi sinh vật gây hại: Coliforms, Samonella typhi ( gây bệnh thương hàn), Vibrio cholerae ( gây bệnh tả),… các loại vi trùng từ máu, dịch đờm, phân của người bệnh.
***** Chúng tôi vừa hoàn thành công trình xử lý nước thải trạm y tế huyện S với quy trình như sau:
Nước thải sinh hoạt, rửa dụng cụ từ trạm y tế qua được thu gom theo hệ thống ống chảy qua lưới lược rác vào bể điều hòa.
Bể điều hòa được xáo trộn bằng hệ thống sục khí cấp bởi hai máy thổi khí đặt tron nhà điều hành. Bể này có chức năng chính như sau:
- Điều hòa lưu lượng, ổn định nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nước thải, tránh gây sốc tải cho các công trình xử lý phía sau (do chế độ xả nước không ổn định) thông qua quá trình xáo trộn đều khắp thể tích bể.
- Giảm thể tích của các công trình xử lý phía sau, từ đó giảm chi phí đầu tư.
- Đảm bảo cho hệ thống luôn hoạt động ổn định;
- Phân hủy một phần các chất ô nhiễm, đặc biệt là chỉ tiêu amoni.
Hai bơm chìm được lắp tại đây và được điều khiển bởi hệ thống phao với 2 mức nước (cạn tắt, đầy bơm). Hai bơm này hoạt động luân phiên, có nhiệm vụ chuyển nước qua bể kỵ khí.
(2) Bể kỵ khí:
Tại bể kỵ khí, dưới tác dụng của các vi sinh vật kỵ khí phân giải các chất hữu cơ thành CH4, CO2, NH3, H2S, … Bể kỵ khí có các vai trò:
+ Phân hủy các chất hữu cơ, giảm nồng độ BOD, N, P cho các công trình xử lý phía sau.
+ Tăng hiệu quả xử lý N, P trong quy trình xử lý.
+ Phân giải các chất hữu cơ thành các chất dễ phân hủy khi chuyển qua bể hiếu khí.
Sau đó nước tràn lên bể lọc kỵ khí, qua các lớp cát - than - đá trước khi sang bể thiếu/hiếu khí.
(3) Bể thiếu khí/hiếu khí:
Bể thiếu khí, hiếu khí được chia làm 2 khu vực: khu vực thiếu khí sục khí ít, bể hiếu khí sục khí nhiều.
- Khu vực thiếu khí có vai trò tăng cường khả năng khử Nitơ nhằm đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy trình. Bùn hoàn lưu từ bể lắng về bể thiếu khí sẽ tạo thành dòng cung cấp nitrat cùng cơ chất là nước thải từ bể kỵ khí sang. Vi sinh thiếu khí sẽ sử dụng các chất hữu cơ ô nhiễm có trong nước thải và oxy trong ion nitrit, nitrat cho quá trình tổng hợp tế bào và gia tăng sinh khối. Nhờ đó, các ion nitrit, nitrat bị khử thành N2.
- Tại khu vực hiếu khí, dưới sự cung cấp oxy không khí từ hai máy thổi khí chạy luân phiên trong nhà điều hành, các vi sinh hiếu khí sẽ sinh trưởng và phát triển sinh khối nhờ vào quá trình tiêu thụ các chất hữu cơ ô nhiễm. Bể có bố trí giá thể để vi sinh sinh trưởng và phát triển, làm tăng nồng độ sinh khối, từ đó nâng cao hiệu quả xử lý. Cụ thể quá trình như sau:
+ Không khí được đưa vào bằng máy thổi khí, lượng oxy hòa tan trong nước thải luôn được duy trì trong khoảng 2 – 4 mg/L nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho sinh vật sống tiêu thụ chất hữu cơ trong nước thải. Tại đây các chất hữu cơ ô nhiễm được vi sinh vật sử dụng làm nguồn thức ăn để tạo nên tế bào mới. Sản phẩm của quá trình này chủ yếu là CO2, H2O và sinh khối vi sinh vật. Trong quá trình phân hủy chất hữu cơ, vi sinh vật cũng tiêu tốn một lượng nhỏ Nito và Photpho. Do đó, hỗn hợp NPK cũng được bơm vào tại đây để cung cấp cơ chất cho vi sinh phát triển.
(4) Bể lắng:
Tại bể lắng, bùn sinh học sẽ được lắng lại tại đây còn nước tiếp tục chảy qua máng thu nước sang bể lắng. Phần bùn tại bể lắng sẽ được chia thành hai dòng như sau:
- Dòng tuần hoàn trở lại bể thiếu khí để duy trì nồng độ sinh khối giúp quá trình khử BOD, N đạt hiệu quả cao.
- Dòng bùn dư rất ít được xả vào bể chứa bùn. Định kỳ thuê xe hút hầm cầu đưa đi xử lý theo quy định hoặc phơi khô làm phân bó cho cây trồng.
Dòng bùn được bơm tuần hoàn từ bể lắng về bể thiếu khí được bơm bằng bơm khí nâng (Airlift Pump).
(5) Bể khử trùng
Sau khi qua bể lắng, phần nước trong tiếp tục qua bể khử trùng thông qua tiếp xúc với chlorine chứa trong hộp khử trùng đặt trong bể khử trùng. Tại đây cũng bó trí 04 đá sục khí để giúp phần hòa trộn chlorine. Nước sau bể khử trùng đạt tiêu chuẩn xả thải loại A theo QCVN 28:2010/BTNMT.
______________
Công nghệ Môi trường & Lọc nước Cần Thơ Vital vinh hạnh được cung cấp cho Quý khách hàng các dịch vụ như sau:
* Tư vấn môi trường, lập các hồ sơ về môi trường;
* Thiết kế hệ thống xử lý nước thải và nước cấp cho doanh nghiệp hoặc hộ gia đình;
* Tư vấn và cung cấp thiết bị, máy móc, hóa chất xử lý nước kể cả lắp đặt;
* Tư vấn miễn phí và lắp đặt máy lọc nước tinh khiết cho hộ gia đình./.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua Fanpage để được tư vấn hỗ trợ khi Quý khách cần đến bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến môi trường.
Gmail: canthovital@gmail.com
Phone: 0939 100 442
Không có nhận xét nào